Hệ thống HVAC là hệ thống điều hòa không khí được viết tắt của cụm từ tiếng Anh trong đó H: Heating là hệ thống sưởi ấm, V: Ventilating là thông gió, AC: là Air Conditioning điều hòa không khí. Gọi chung là hệ thống điều hòa không khí.
1. TẠI SAO CẦN THI CÔNG HỆ THỐNG HVAC?
Bên cạnh đó, hệ thống cũng giúp cân bằng độ ẩm trong không gian phòng và cung cấp thêm lượng Oxy cần thiết cho con người. Qua đó, hệ thống HVAC góp phần tạo ra không gian sống trong lành và thoáng đãng, giúp con người làm việc và sinh hoạt hiệu
2. THI CÔNG HỆ THỐNG HVAC GỒM NHỮNG PHẦN NÀO?
2.1 Chức năng sưởi trong hệ thống HVAC
Trong hệ thống HVAC, phần sưởi ấm tạo ra và phân phối nhiệt cho toàn bộ khu vực được bao phủ bởi HVAC, việc sinh nhiệt được thực hiện bởi hệ thống máy sưởi trung tâm. Nhiệt được truyền qua dẫn nhiệt – đối lưu – bức xạ nhiệt.
- Thiết bị dùng để đun nóng nước, hơi nước, không khí ở vị trí trung tâm
- Lò hơi, bơm nhiệt
- Nhiệt được truyền đi bằng cách đối lưu, dẫn truyền bằng bức xạ. Lò sưởi được hoạt động thông qua các nguồn nhiên liệu khác nhau như: nhiên liệu rắn (than, củi..), nhiên liệu chất lỏng ( xăng, dầu..), khí (gas…), nhiên liệu điện. Trong thi công hệ thống HVAC, lò sưởi bằng điện thường được sử dụng làm nhiệt dự phòng hoặc hệ thống bơm nhiệt.
Hệ thống phân phối
- Nước / hơi nước: Nước có thể được đun và lưu thông ở dạng lỏng, hoặc nếu có đủ nhiệt chuyển thành hơi nước. Một máy bơm và hệ thống đường ống được sử dụng để vận chuyển môi trường được đun nóng và nhiệt được truyền đến không khí bằng cách sử dụng bộ trao đổi nhiệt như bộ tản nhiệt và cuộn dây nước nóng không khí. Đây có thể được gắn trên tường hoặc lắp đặt trong các tầng khi thi công hệ thống HVAC.
- Không khí: hệ thống ống dẫn sẽ làm nhiệm vụ phân phối nhiệt. Không khí ấm hơn được cung cấp và không khí lạnh được trả lại cho hệ thống sưởi. Nhiều hệ thống cũng có thể sử dụng các ống dẫn tương tự để cung cấp không khí mát từ hệ thống điều hòa không khí. Thông thường, một hệ thống lọc hoặc làm sạch không khí được lắp đặt trong ống dẫn để loại bỏ các hạt bụi và phấn hoa.
Rủi ro
Bất cứ nơi nào có nhiên liệu bị đốt cháy, luôn luôn có nguy cơ cháy không hoàn toàn có thể dẫn đến sự hình thành hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), formaldehyde, carbon monoxide và các chất nguy hiểm khác. Thậm chí những mối nguy hiểm mà chúng gây ra ở mức nồng độ thấp cũng được ghi nhận đầy đủ, do đó phải chú ý cung cấp thông hơi đầy đủ trong quá trình thi công.
2.2 Hệ thống HVAC với tính năng thông gió
Thi công hệ thống HVAC thông gió là quá trình thay thế không khí trong không gian kín với không khí từ bên ngoài công trình, cũng như không khí lưu thông trong không gian. Nó cải thiện chất lượng không khí trong nhà, loại bỏ mùi hôi và cũng có thể được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra, nó còn giúp giảm:
- Chất ô nhiễm
- Bụi
- Khói, mùi thuốc lá
- Vi sinh vật, phấn hoa
- Carbon dioxide hoặc monoxit và các loại tương tự.
Ngoài ra còn nó còn giúp thoát mùi các chất khí thải.
- Thông gió nhân tạo
- Thông gió tự nhiên
Không khí cũng có thể được lưu thông và thông gió mà không cần sử dụng quạt hoặc bất kỳ thiết bị cơ khí nào khác. Thông gió tự nhiên có thể đạt được bằng cách sử dụng kết hợp các cửa sổ và cửa chớp, điều này phụ thuộc vào việc bố trí kiến trúc trong công trình như thế nào cho tối ưu nhất về thông gió.
2.3 Điều hòa nhiệt độ
Không khí được làm mát bằng cách loại bỏ nhiệt thông qua dẫn nhiệt – đối lưu – bức xạ nhiệt. Môi trường được sử dụng để thực hiện nhiệt được gọi là chất làm lạnh, được lưu thông qua một hệ thống làm lạnh hoặc một hệ thống làm mát miễn phí.
3. SƠ ĐỒ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HVAC
- Thiết bị tự động hóa tòa nhà (thường là máy tính hoặc các thiết bị gắn tường, bảng điều khiển, remote) có thể được sử dụng để xác định xem nên sưởi ấm hoặc làm mát không gian và nhiệt độ bao nhiêu
- Hệ thống sau đó làm nóng hoặc làm mát các cuộn dây bên trong
- Khi không khí từ bên ngoài vào được đẩy qua các cuộn dây này, nó sẽ được làm nóng hoặc làm lạnh trước khi được đẩy vào không gian sống
- Đồng thời, không khí sẽ được dịch chuyển từ phòng trở lại hệ thống.
- Nhiệt sinh ra từ “bộ máy làm lạnh” lại tiếp tục được đưa qua “tháp làm lạnh” (cooling tower) trước khi được đưa trở lại môi trường để hạn chế nhiệt thải ra môi trường xung quanh là quá nóng.
4. THIẾT KẾ – THI CÔNG HỆ THỐNG HVAC TRONG GMP
Khi thiết kế thi công HVAC theo GMP, bạn cần lưu ý:
- Dòng khí: Sử dụng dòng khí thẳng và định hướng để thay đổi khí bẩn, tránh sử dụng dòng khí xoáy, vì loại dòng khí này sẽ làm phân tán khí bẩn.
- Vị trí của các bộ lọc khí HEPA: cuối cùng trước khi đưa không khí vào phòng sạch.
- Tỷ lệ % khí hồi lưu:
- Đối với phòng sạch sản xuất thuốc thông thường: khí hồi lưu chiếm 80 – 90%.
- Đối với phòng sạch sản xuất vacxin, thuốc vi sinh: không có khí hồi lưu mà 100% là khí tươi.
- Yêu cầu về áp suất trong phòng sạch khi thi công hệ thống HVAC
- Các phòng sạch cấp cao hơn thường có áp suất cao hơn.
- Các phòng sạch sản xuất thuốc vô trùng: áp suất trong phòng lớn hơn áp suất ngoài hành lang (độ chênh khoảng 15 Pa)
- Các phòng cân: Vì phòng cân phát sinh bụi nên để hạn chế sử nhiễm bụi ra ngoài hành lang thì áp suất trong phòng cân thường nhỏ hơn áp suất ngoài hành lang (độ chênh khoảng 15 Pa).
- Yêu cầu về chất lượng màng lọc: màng lọc không được thủng để các tiểu phân và vi khuẩn không thể đi qua, màng lọc cũng cần phải được vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp bị tắc. Chất lượng về màng lọc thường xuyên phải được kiểm tra, đánh giá
- Hệ thống tách ẩm.
5. QUY TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ HVAC
- Bước 1: Tiến hành khảo sát công trình trước khi thi công.
- Bước 2: Lấy dấu chính xác những vị trí lắp đặt máy, vị trí các tuyến ống gió và ống dẫn gas chính cũng như vị trí nguồn điện cấp trực tiếp cho các máy điều hoà.
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt các giá đỡ, giá treo và kiểm tra tải trọng của các giá treo, giá đỡ này tại các vị trí đã được vạch dấu ở trên.
- Bước 4: Thi công hệ thống HVAC:
- Lắp đặt các đường ống nước, ống gió và thử áp lực của chúng.
- Gia công và chế tạo các đường ống gió HVAC phù hợp.
- Lắp đặt các đường điện chính trong hệ thống HVAC.
- Lắp đặt các thiết bị HVAC.
- Nối các đường ống nước và đường ống gió.
- Thử áp lực trên toàn bộ hệ thống để kiểm tra công trình.
- Bọc cách nhiệt và cách âm ở các tuyến ống gió.
- Bước 5: Vận hành và chạy thử hệ thống để kiểm tra sai sót thi công.
- Bước 6: Tiến hành chuyển giao công nghệ sử dụng và bàn giao toàn bộ hệ thống HVAC cho khách hàng.
Quy trình thi công lắp đặt hệ thống HVAC
6. CÁC VẤN ĐỀ CÓ THỂ XẢY RA KHI LẮP ĐẶT HVAC SAI KỸ THUẬT
- Máy tạo ẩm kém chất lượng sẽ gây ra tình trạng nước/ chất lượng hơi/ thoát nước kém.
- Ga bị yếu có thể sẽ không loại được nước ngưng tụ, thoát nước kém.
- Màng lọc: màng lọc có thể bị thủng khiến không loại được tiểu phân hoặc khi màng lọc dùng quá lâu lượng bụi quá nhiều gây bít lỗ lọc, lúc này phải có biện pháp vệ sinh hoặc thay thế màng lọc.
- Ống gió: rò gỉ khí.
7. VÌ SAO BẠN NÊN CHỌN AIRTECH ĐỂ THI CÔNG HỆ THỐNG HVAC?
Chúng tôi cung cấp các giải pháp sạch tối ưu góp phần làm gia tăng năng suất, nâng cao hiệu quả cạnh tranh cho sản phẩm của Khách hàng.
Với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ thi công chất lượng, Antaco tự tin mang đến cho Quý khách hàng công trình HVAC và thi công phòng sạch tổng thể đạt chuẩn nhất.